Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm?

   Nội dung trong bài:

  1. Khi nào thì cho trẻ tập ăn thực phẩm rắn ?
  2. Những đồ cần chuẩn bị trước khi cho bé tập ăn
  3. Chọn thực phẩm rắn đầu tiên phù hợp cho trẻ tập ăn
  4. Cách cho trẻ tập ăn dặm
  5. Vệ sinh cho trẻ sau khi ăn

Em bé lớn lên và việc làm quen với các loại thực phẩm rắn là giai đoạn bắt buộc. Nếu là một bà mẹ chưa có kinh nghiệm, điều này thực sự trở nên không đơn giản, tham khảo các hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn đình hình các bước thực hiện và các phương pháp cũng như mẹo để cho trẻ nhà mình tập ăn thực phẩm rắn.

Khi nào thì cho trẻ tập ăn thực phẩm rắn ?

Theo nghiên cứu khoa học, trẻ em phải sử dụng sữa mẹ hoặc sữa bột trong khoảng 4 đến 6 tháng đầu đời. Không sử dụng thức ăn khó tiêu hóa và thực phẩm rắn trước khoảng thời gian đó để đảm bảo không gây tổn thương hệ tiêu hóa và dị ứng thức ăn. Dưới đây là một số dấu hiệu phát hiện thời gian thích hợp cho trẻ tập ăn thức ăn rắn.

  • Bé có thể tự ngồi hoặc ngồi với một số dụng cụ hỗ trợ khác.
  • Trọng lượng của bé gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Bé có thể tự quay đầu.
  • Bé có dấu hiệu đói ngay cả khi đã ăn đủ sữa.

1. Sử dụng ghế ngồi ăn. Một chiếc ghế ngồi ăn là dụng cụ hỗ trợ giúp cố định tư thế chuẩn cho bé ngồi ăn và làm giảm đi sự mệt mỏi của người mẹ khi cho bé tập ăn.

Làm thế nào để cho trẻ ăn dặm ?

 

Cần đảm bảo bạn đang sử dụng ghế ngồi ăn với đệm mềm mại tránh va đập trong khi ghế phải chắc chắn để không bị đổ. 

Nếu bạn sử dụng ghế tập ăn có bánh xe, luôn lưu ý khi di chuyển để đảm bảo sự an toàn cần thiết.

2. Sử dụng dụng cụ trải hoặc lót sàn nơi cho bé tập ăn. Giai đoạn tập ăn này thực sự là mệt mỏi với các bà mẹ, việc rơi vãi đồ ăn là chuyện chắc chắn gặp phải, nhiều trường hợp trẻ còn “chớ” khi đang ăn. Trải và lót sàn nơi bé tập ăn để đảm bảo vệ sinh và giúp việc dọn dẹp được đơn giản hơn.

3. Chuẩn bị những chiếc bát và thìa phù hợp. Thông thường bạn sẽ cần 2 chiếc đĩa, 1 đĩa để đựng thực phẩm chính và một đĩa là đồ ăn phụ. Các đĩa nên có lòng hơi sâu để có thể đựng nước canh nếu cần, có thể thay thế bằng bát. Dùng bát đĩa nhựa để tránh rơi vỡ trong quá trình sử dụng (thường gặp). Cẩn thận với các đồ nhựa không rõ nguồn gốc xuất xứ vì có thể gây hại cho cơ thể bé đặc biệt là hệ thống miễn dịch.

4. Chuẩn bị một chiếc khăn. Sử dụng khăn mềm để lau đồ ăn dính trên mặt bé, khăn cotton 100% là tốt nhất, khăn không nên có kích thước quá lớn dẫn đến rườm rà và khó sử dụng.

5. Chuẩn bị một chiếc cốc chuyên dụng hoặc một bình sữa sạch. Dụng cụ này sẽ được sử dụng để trẻ uống nước trong quá trình tập ăn dặm.

Những đồ cần chuẩn bị trước khi cho bé tập ăn

1. Rửa tay. Để đảm bảo vệ sinh, bạn cần rửa sạch tay trước khi chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

2. Khởi đầu với gạo và thịt xay. Gạo và thịt xay nhuyễn sau đó nấu cháo loãng dùng cho bé là những thực phẩm đã được nghiên cứu đánh giá phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ mới tập ăn.

3. Ăn kèm với ngũ cốc. Chọn một hoặc nhiều loại ngũ cốc để tập ăn dặm cho bé, ngay cả với trẻ em mới tập ăn hay đã có kinh nghiệm ăn thực phẩm rắn thì ngũ cốc vẫn được khuyến khích sử dụng để tăng cường dinh dưỡng. 

Dưới đây là các lưu ý:

  • Sử dụng cháo, bột nấu trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ cho trẻ tập ăn.
  • Trẻ càng có kinh nghiệm ăn dặm càng nên ăn nhiều loại ngũ cốc khác nhau.
  • Có thể thêm hương vị bằng cách cho thêm các loại trái cây hoặc thực vật khác xay nhuyễn.
  • Trẻ mới tập ăn, phải luôn đảm bảo thực phẩm nấu chín dưới dạng lỏng để dễ nuốt.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn, làm ấm lên nếu thấy lạnh và ngược lại.

4. Tránh tuyệt đối các loại thực phẩm mất vệ sinh hoặc hết hạn sử dụng. Luôn kiểm tra kỹ thực phẩm trước khi quyết định mua dùng cho trẻ, đảm bảo các loại thực phẩm được bảo quản cẩn thận khi chưa sử dụng.

Cách cho trẻ tập ăn dặm 

1. Đeo cho trẻ một chiếc yếm hoặc một chiếc khăn mềm. Điều này đảm bảo rằng đồ ăn không rơi vãi vào quần áo của trẻ gây mất vệ sinh.

2. Bắt đầu cho trẻ ăn. Một đứa trẻ đã có chút kinh nghiệm ăn dặm sẽ tự động mở miệng khi cảm thấy đói và nhìn thấy thìa đồ ăn trước mặt. Cho đồ ăn vào miệng trẻ nhẹ nhàng và chờ cho bé nuốt hết trước khi tiếp tục đút các thìa sau đó. Một đứa trẻ mới tập ăn chỉ có thể ăn tối đa khoảng một muỗng canh thực phẩm trong vài giờ, vì thế đừng sốt ruột hay nóng vội.

3. Cho trẻ uống nước. Sau mỗi 5 đến 7 thìa nên cho trẻ uống từ 1 đến 2 ngụm nước nhỏ để đảm bảo thức ăn được chuyển xuống dạ dày và tiêu hóa. Điều này cũng phòng tránh khả năng trẻ bị nghẹn.

4. Cho trẻ cùng sử dụng dụng cụ ăn uống. Trẻ mới tập ăn thường rất có hứng thú với các dụng cụ như bát hay thìa, để cho trẻ làm quen một cách tự nhiên với dụng cụ này, và nếu trẻ muốn giúp mẹ cầm thìa đưa vào miệng thì còn gì bằng!

5. Biết khi nào nên dừng cho ăn. Trẻ không muốn ăn sẽ có những hành động chối bỏ đồ ăn như đẩy cái thìa ra xa, quay mặt, kêu khóc… 

Nếu nhận thấy trẻ đã ăn được khá nhiều, bạn có thể dừng lại và chờ khoảng 1 tiếng sau để cho trẻ ăn tiếp. 

Nếu trẻ ăn được quá ít, sử dụng đồ chơi hay các dụng cụ khác để thu hút sự chú ý và tiếp tục cho ăn. 

Đừng bỏ qua những chủ đề khác

Nếu quá khó khăn, bạn có thể dùng các quảng cáo trên TV để thu hút sự chú ý của trẻ, hầu hết trẻ em rất chú ý đến các quảng cáo này.

Vệ sinh cho trẻ sau khi ăn

Dùng khăn mềm lau sạch cơ thể bé sau khi ăn. Đặc biệt chú ý đến mặt và cánh tay vì chúng là những bộ phận bẩn nhất. Làm ấm khăn trước khi sử dụng dù trong mùa hè hay mùa đông. Thay quần áo cho trẻ và giặt sạch chúng ( bao gồm cả những chiếc khăn đã sử dụng).

LamTheNao

Phước thuộc trang Lamthenao Là người luôn mong muốn tìm hiểu thêm các kiến thức và tìm kiếm một con đường để thành công.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn