10 điều thay đổi khi phụ nữ có thai

    Nếu để ý bạn sẽ thấy, tại các hiệu sách, chủ đề này luôn chiếm hẳn một gian lớn thay vì chỉ một kệ hay tủ. 

    Bạn có thể vác về một chồng sách, say sưa nghiên cứu nhưng chắc chắn, những thông tin LamTheNao dưới đây vẫn sẽ làm các ông bố bà mẹ tương lai phải ngạc nhiên.

    Bác sĩ có thể bỏ qua điều gì ???

    Nếu bác sĩ của bạn không chú ý đến những chủ đề dưới đây khi bạn đi khám thai thì đó là do họ vô tình thôi. Hơn nữa, họ không thể nói với bạn bởi vì chẳng ai giống ai cả. 

    Ví như một số bà bầu thường cảm thấy ốm mệt vào buổi sáng, số khác thì rải rác trong cả ngày, số khác lại “cứ như không”. 

    10 điều thay đổi khi phụ nữ có thai


    Hoặc bác sĩ không chú ý bởi vì đó không phải là vấn đề mang tính y học – bác sĩ không thể so sánh kiểu chân baby nhà bạn có size lớn hơn chân baby của bà khám trước! 

    Cũng tương tự, một số chị em có thể nghĩ rằng những câu hỏi liên quan đến kích cỡ bộ ngực hay bệnh trĩ là hoàn toàn mang tính riêng tư hoặc vô cùng xấu hổ khi hỏi bác sĩ về chúng.

    1. Khuynh hướng “làm tổ”

    Nhiều bà bầu có khuynh hướng làm tổ một cách bản năng với một sự thôi thúc mạnh mẽ chuẩn bị ngôi nhà cho baby bé nhỏ thật sạch và thật đẹp. Thậm chí còn thích trang hoàng cả gara và tủ quần áo.

    Khi ngày sinh càng gần kề, bạn có thể hứng khởi dọn dẹp tủ bếp hay lau cọ các bức tường, những việc mà bạn chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ làm trong giai đoạn bầu bí!

    Nỗi khát khao sửa sang nhà cửa thực ra là rất hữu ích bởi vì nó sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để chăm sóc baby sau khi sinh hơn. Nhưng hãy cẩn thận nhé, đừng có làm quá sức đấy.

    2. Không thể tập trung

    Trong giai đoạn đầu mang thai, sự mệt mỏi và những dấu hiệu khó chịu của ốm nghén có thể làm nhiều chị em cảm thấy kiệt sức và mỏi mệt về tinh thần. Nhưng thậm chí, ngay cả khi được nghỉ ngơi tốt nhất, các bà bầu vẫn không thể tập trung và thực sự ở trong giai đoạn hay quên. Mối bận tâm với baby chỉ là một phần mà cái chính là do sự thay đổi horom.

    Mọi thứ, từ công việc, các loại hóa đơn đến những lời chỉ dẫn của bác sĩ dường như chẳng có gì là quan trọng hơn baby và những tưởng tượng về thời điểm sinh nở.

    Bạn có thể hạn chế được cái sự quên của mình bằng cách ghi chép tất cả những việc cần làm, những lời khuyên nhủ và cả những cuộc hẹn….

    3. Tâm tính thất thường

    Các triệu chứng tiền kinh nguyệt và khi bầu bí dường như có khá nhiều điểm tương đồng với nhau: ngực lớn hơn và trở nên nhạy cảm, sự dao động của các hormon trong cơ thể và tính khí trở nên thất thường.

    Nếu bạn từng phải chịu đựng những triệu chứng tiền kinh nguyệt thì tính khí bạn sẽ rất thất thường trong suốt giai đoạn bầu bí. Chắc chắn là mọi người xung quanh sẽ thấy bạn thật khó hiểu khi bạn “vừa cười đấy lại khóc được ngay”; tự nhiên cáu bẳn với bạn đời và chọc tức đồng nghiệp dù chẳng có bất cứ lý do gì cả…article_44861

    Tâm tính thất thường có thể kéo dài từ khi bé tượng hình cho đến lúc chào đời nhưng thường gặp nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

    Khoảng 10% các bà bầu bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai. Nếu bạn có các triệu chứng chẳng hạn như bị rối loạn giấc ngủ, thay đổi thói quen ăn uống (không thiết ăn uống hoặc ăn uống vô độ) và sự thất thường quá mức kéo dài tới hơn 2 tuần thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

    4. Kích cỡ bộ ngực

    Kích cỡ bộ ngực tăng lên là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bầu bí. Bộ ngực thường trở nên căng cứng và lớn dần trong 3 tháng đầu bởi vì hormon estrogen và progesterone được tăng cường. Tuy nhiên, ngực sẽ tiếp tục tăng trưởng kích cỡ trong suốt giai đoạn bầu bí!

    Thêm một thông tin lý thú là kích cỡ bộ ngực tăng còn do nó bị ảnh hưởng bởi lồng ngực. Khi sức làm việc của phổi tăng lên để cung cấp ôxy cho cả bạn và baby trong bụng thì chắc chắn kích cỡ lồng ngực cũng phải tăng. Vậy nên bạn cần thay áo ngực thường xuyên trong giai đoạn bầu bí nhé.

    5. Da

    Nhiều người nói rằng sờ da bà bầu thấy rất nóng. Đó chỉ là một trong những thay đổi của da trong suốt thời kỳ mang thai do sự thay đổi hormon; lượng máu và tuần hoàn máu tăng; da bị căng đến mức tối đa để thích ứng với một cơ thể đang tăng cân từng tuần.

    Máu trong cơ thể các bà bầu được bổ sung để cung cấp cho thai nhi, bánh nhau và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể người mẹ, đặc biệt là thận và làm tăng tiết tuyến nhờn.

    Một số chị em sẽ bị nám hoặc có những vùng da ở cổ, nách, bụng chuyển màu nâu nâu, vàng vàng và cả một số vùng trên mặt cũng không thoát khỏi hiện tượng này. Một số sẽ có đường kẻ chỉ màu đen ở giữa bụng, thâm đen ở đầu núm vú, cơ quan sinh dục ngoài và hậu môn. Đây là kết quả của các hormon thai kỳ, nguyên nhân khiến cơ thể sản xuất ra nhiều các sắc tố hơn. Tất nhiên, do cơ thể không thể sản xuất nhiều sắc tố này nên kết quả là chỉ có một số vùng trên cơ thể xuất hiện các mảng màu đối lập. Bạn có thể hạn chế tình trạng này bằng cách hạn chế tiếp xúc với nắng.

    Mụn cũng là một tình trạng thường gặp khi mang bầu bởi vì các tuyến nhờn tăng tiết sản xuất chất dầu. Tuy nhiên, nó chỉ ở dạng đốm nhỏ sưng tấy chứ không phát triển thành mụn. Ngoài ra, các đốm tàng nhang sẽ rõ lên và to ra khi bạn có bầu. Thậm chí cả quầng quanh vú cũng mở rộng ra và sẫm lại. Tất cả những hiện tượng này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé.

    Nhiều chị em còn bị chứng phát ban do cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi trong thời gian bầu bí.

    Nhìn chung, giai đoạn bầu bí có thể là một thời gian rất khó chịu với nhiều chị em do bị hiện tượng ngứa ngáy. Da bụng căng quá mức thường gây ngứa và xuất hiện những vảy ra bong tróc. Bạn có thể dùng một số loại kem do bác sĩ chỉ định để hạn chế tình trạng này.

    6. Tóc và móng

    Với nhiều chị em, kết cấu và sức sống của tóc thay đổi rất nhiều trong giai đoạn bầu bí. Các hocmon chính là nguyên gây làm tóc mọc nhanh vì ít rụng hơn. Và sự thay đổi mang tính tích cực này sẽ chấm dứt thậm chí tóc còn bị rụng sau khi bạn sinh bé hoặc cho bé cai sữa.

    Một số chị em phát hiện ra rằng “tóc” còn mọc ở những khu vực trước đây rất ít có chẳng hạn như vùng bụng hay quanh núm vú. Một số khác thì tóc trở nên khô hơn hoặc nhiều dầu hơn. Một số chị em còn thấy tóc mình đổi màu.

    Móng tay chân, cũng giống như tóc, sẽ có những thay đổi đáng chú ý trong suốt giai đoạn bầu bí. Sự tăng cường hocmon có thể làm móng nhanh dài và cứng hơn. Tuy nhiên, ở một số chị em, móng của họ lại dễ gẫy và mềm hơn khi có bầu. Nếu móng của bạn bị chẻ thì hãy tránh xa các hóa chất và bôi kem dưỡng móng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    7. Cỡ giày

    Bạn có thể không mặc vừa bất kỳ bộ quần áo nào bạn đã từng mặc trước khi có bầu nhưng còn giày dép thì sao nhỉ? Có thể mà cũng không hẳn vậy. Bởi vì với những cơ thể dễ trữ nước thì chân cũng sẽ to ra và phải thay đổi size giầy dép. Trong khi đó cũng có người vẫn có thể đi giày dép cũ bởi họ lên cân ít và “vào con chứ không vào mẹ”.

    Tuy nhiên, đi giày dép cỡ rộng hơn sẽ giúp các bà bầu thoải mái hơn, đặc biệt là trong những tháng mùa hè.

    8. Các khớp linh động hơn

    Trong giai đoạn bầu bí, cơ thể bạn sản xuất một loại hocmon có tên relaxin, giúp giãn nở vùng mu và tử cung khi sinh. Chất relaxin sẽ giúp nới lỏng các dây chằng, các khớp trở nên mềm dẻo hơn.

    Thật dễ để kéo căng người, đặc biệt là các khớp ở vùng xương chậu, lưng dưới và đầu gối khi chúng được mềm hóa. Tuy nhiên, khi nâng một vật gì, bạn nên nâng thật chậm và tránh giật mạnh.

    9. Chứng giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ và táo bón

    Giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân và vùng sinh dục và nguyên nhân cũng tại hormone. Giãn tính mạch sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé nhưng bạn có thể tránhd hay hạn chế được chứng này nếu:

    – Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu

    – Không mặc quần áo bó sát

    – Mang bít tất nâng đỡ

    – Nâng cao chân khi ngồi.

    Bệnh trĩ – chứng giãn tĩnh mạch trực tràng- thường diễn ra trong giai đoạn bầu bí bởi vì tốc độ lưu chuyển của máu tăng lên và bào thai gia tăng áp lực lên xương chậu khiến các mạch máu ở trực tràng bị giãn rộng. Bệnh trĩ có thể gây đau đớn và chúng cũng gây chảy máu, ngứa ngáy hoặc có cảm giác kim châm, đặc biệt là trong hoặc sau khi đi cầu. Đi cùng với bệnh này luôn là táo bón, một nỗi khổ thường gặp của các bà bầu và nó cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ.

    Cách tốt nhất để phòng ngừa 2 chứng bệnh này là ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước hằng ngày và thường xuyên luyện tập vùng hậu môn. Nếu bị trĩ từ trước khi có bầu thì cần trao đổi với bác sĩ để được giúp đỡ.

    10. Chuyển dạ – Điều ngạc nhiên lớn nhất

    Bạn đã vô cùng ngạc nhiên về tính khí thất thường và bệnh trĩ không dưng mà có của mình và bạn sẽ còn tiếp tục ngạc nhiên hơn nữa, sự ngạc nhiên lớn nhất vào ngày mà bạn chuyển dạ và sinh bé.

    Chỉ 1/10 các bà mẹ vỡ ối trước khi các cơn co bóp dạ con thực sự bắt đầu. Một số chưa bao giờ trải qua trường hợp này và bác sĩ phải thực hiện “bấm ối”.

    Bạn thử đoán lượng nước ối bao bọc quanh bé yêu của bạn? Thông thường thì nó khoảng từ 500 – 1.400ml đấy.

    Một số chị em có cảm giác bị thúc đến mức mà nước ối sẽ tuôi ra thành dòng khi được “bấm ối”. Một số khác thì chỉ chảy nhỏ giọt dọc theo chân bởi vì đầu của bé đã gần như bít chặt “lối ra”. Trong tất cả các trường hợp, nước ối đều có vị ngọt và không màu, được thay mới sau mỗi 3 giờ. Vậy nên đừng có ngạc nhiên khi nước ối cứ rỉ ra liên tục từ lúc chuyển dạ cho tới khi công cuộc sinh bé hoàn thành.

    Những chuyện không mong muốn khác có thể xảy ra khi chuyển dạ là buồn nôn hoặc nôn thốc. Số khác bị tiêu chảy trước khi lâm bồn và cảm giác đầy hơi cũng rất phổ biến. Trong khi rặn để đẩy bé ra khỏi bụng, bạn có thể sẽ không kiểm soát được tình trạng đại, tiểu tiện.

    Bạn sẽ sinh nở “vuông tròn” khi được sự giúp đỡ đặc biệt từ những người bạn mong có mặt bên mình, được nắm tay họ và được chỉ dẫn tận tình từ những người giàu kinh nghiệm. 

    Đăng nhận xét

    Mới hơn Cũ hơn